Nội dung chính
- 1. Phật dạy cách gieo trồng phước đức thứ nhất
- 2. Phật chỉ dạy cách gieo trồng phước đức thứ hai
- 3. Phật chỉ dạy cách gieo trồng phước đức thứ ba
- 4. Phật chỉ dạy cách gieo trồng phước đức thứ tư
- 5. Phật chỉ dạy cách gieo trồng phước đức thứ năm
- 6. Phật chỉ dạy cách gieo trồng phước đức thứ sáu
- 7. Phật chỉ dạy cách gieo trồng phước đức thứ bảy
- 8. Phật chỉ dạy cách gieo trồng phước đức thứ tám
- 9. Phật chỉ dạy cách gieo trồng phước đức thứ chín
- 10. Phật chỉ dạy cách gieo trồng phước đức thứ mười
- 11. Làm từ thiện theo đúng cách lời Phật dạy
- 11.1. Tài thí
- 11.2. Pháp thí
- 11.3. Vô úy thí
- 12. Tâm thái khi làm việc thiện theo chỉ dẫn của Đức Phật
- 13. Phật dạy con người sử dụng tiền bạc
- 14. Tổng kết
10 lời phật dạy về cách tạo phước đức là những lời vàng ngọc của Đức Phật đã để lại cho con người. Chúng là những bài học vô cùng quý giá mà chúng ta cần áp dụng, thực hành trong cuộc sống.
Trong kinh Phước Đức, Phật chỉ dạy chúng ta 10 cách gieo trồng phước đức để được sống bình an và hạnh phúc. Chúng ta hãy nương theo lời dạy của đức Phật để làm lợi lạc cho mình trong hiện tại và mai sau.
1. Phật dạy cách gieo trồng phước đức thứ nhất
Luôn gần gũi người hiền
Lánh xa kẻ xấu ác
Tôn kính bậc đáng kính
Là phước đức lớn nhất.
Phật dạy chúng ta luôn gần gũi người hiền đức, tránh xa những kẻ xấu ác. Tôn kính các thánh nhân, vĩ nhân, danh nhân, các bậc đáng kính và học tập theo các bậc ấy. Phật dạy chúng ra rằng đây là phước đức lớn nhất.
2. Phật chỉ dạy cách gieo trồng phước đức thứ hai
Biết chọn môi trường tốt
Để làm các việc lành
Cùng hướng về đường thiện
Là phước đức lớn nhất.
Phật dạy chúng ta luôn làm việc lành, chọn môi trường tốt để sống. Ông bà ta cũng dạy rằng “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” từ ngàn đời nay luôn luôn đúng. Dù chúng ta có làm đường lạc lối vẫn biết hướng về đường thiện âu cũng là phước đức lớn nhất.
3. Phật chỉ dạy cách gieo trồng phước đức thứ ba
Siêng học lại giỏi nghề
Biết giữ gìn đạo đức
Biết nói lời ái ngữ
Là phước đức lớn nhất.
Phật dạy chúng ta siêng học, chăm chỉ, biết gìn giữ đạo đức, biết nói lời dễ nghe, hòa nhã. Phật dạy chúng ra rằng đây là phước đức lớn nhất.
4. Phật chỉ dạy cách gieo trồng phước đức thứ tư
Biết hiếu dưỡng cha mẹ
Thương yêu gia đình mình
Lại làm nghề thích hợp
Là phước đức lớn nhất.
Phật dạy chúng ta hiếu thảo với cha mẹ, yêu thương gia đình, lựa chọn công việc phù hợp với bản thân để làm việc. Phật dạy chúng ra rằng đây là phước đức lớn nhất.
5. Phật chỉ dạy cách gieo trồng phước đức thứ năm
Sống vui vẻ bố thí
Giúp gia đình người thân
Bình đẳng tùy theo duyên
Là phước đức lớn nhất.
Phật dạy chúng ta sống vui vẻ, giúp đỡ gia đình người thân, người xung quanh tùy theo khả năng của mình. Phật dạy chúng ra rằng đây là phước đức lớn nhất.
6. Phật chỉ dạy cách gieo trồng phước đức thứ sáu
Tránh không làm điều ác
Không say sưa nghiện ngập
Siêng năng làm việc lành
Là phước đức lớn nhất.
Phật dạy chúng ta không làm điều ác, không rượu chè say sưa, không nghiện ngập, thường xuyên làm việc lành. Phật dạy chúng ra rằng đây là phước đức lớn nhất.
7. Phật chỉ dạy cách gieo trồng phước đức thứ bảy
Biết khiêm cung lễ độ
Để học hỏi điều hay
Nhớ ơn và biết đủ
Là phước đức lớn nhất.
Phật dạy chúng ta sống khiêm cung lễ độ, học tập điều hay phát triển bản thân mỗi ngày. Ngài dạy chúng ta biết đủ đầy để hạnh phúc. Người dạy ra nên biết ơn người khác đã giúp đỡ và biết báo đền. Phật dạy chúng ra rằng đây là phước đức lớn nhất.
8. Phật chỉ dạy cách gieo trồng phước đức thứ tám
Biết kiên trì phục thiện
Thân cận bậc hiền Thánh
Siêng năng cùng tu học
Là phước đức lớn nhất.
Phật dạy chúng ta kiên nhẫn trong cuộc sống. Vì chúng ta kiên nhẫn chúng ta sẽ thành công. Ngài dạy ta biết thân các bậc thánh hiền, siêng năng tu học và biết kiên trì phục thiện khi lầm đường lỡ bước. Phật dạy chúng ra rằng đây là phước đức lớn nhất.
9. Phật chỉ dạy cách gieo trồng phước đức thứ chín
Sống tinh thần tỉnh thức
Biết quay lại chính mình
Để sống đời giải thoát
Là phước đức lớn nhất.
Phật dạy chúng ta sống với tinh thần tỉnh thức, biết tĩnh lặng nhìn lại chính mình để sống đời giải thoát. Phật dạy chúng ra rằng đây là phước đức lớn nhất.
10. Phật chỉ dạy cách gieo trồng phước đức thứ mười
Làm việc cùng mọi người
Tâm không hề thay đổi
Não phiền dứt, an nhiên
Là phước đức lớn nhất.
Phật dạy chúng ta sống tĩnh lặng. Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến. Người dạy chúng ta buông bỏ phiền não để có cuộc đời an nhiên. Phật dạy chúng ra rằng đây là phước đức lớn nhất.
Sau đó Phật nói kệ:
Ai sống được như vầy
Ở đâu cũng hạnh phúc
An nhiên và tự tại
Vì phước đức vẹn toàn.
Phật vừa dứt lời chư Thiên và đại chúng đồng hoan hỷ vui vẻ cùng phát nguyện làm theo.
11. Làm từ thiện theo đúng cách lời Phật dạy
Hoạt động từ thiện hay còn gọi là bố thí, mang lại an vui, lợi lạc cho mọi người, góp phần giảm thiểu những khó khăn trong đời sống, giảm thiểu niềm đau, nỗi khổ. Trong nhà Phật, bố thí gồm có 3 loại: Tài thí, Pháp thí và Vô úy thí.
11.1. Tài thí
Là bố thí về vật chất, gồm có bố thí nội tài và ngoại tài. Ngoại tài là những tài sản của cải vật chất ngoài thân như tiền bạc, thực phẩm, các vật dụng, phương tiện cần thiết trong đời sống… Nội tài là tài sản trong thân như mắt, tai, mũi, lưỡi, máu, các cơ quan bộ phận của cơ thể, kể cả sự sống thân mạng.
11.2. Pháp thí
Là đem lời hay, lẽ phải, những chân lý đúng đắn, những lời dạy quí báu của đức Phật để chỉ bày, khuyên bảo người khác. Hoặc tu hành chân chính theo lời Phật dạy để làm khuôn mẫu cho người bắt chước, bỏ dữ theo lành, cải tà quy chính đều là pháp thí.
Pháp thí có giá trị rất lớn lao hơn cả tài thí. Vì tài thí chỉ giúp người khác bớt túng thiếu về vật chất trong một thời gian, hay nhiều nhất là cứu giúp một đời người.
11.3. Vô úy thí
Vô úy nghĩa là không sợ. Vô úy thí là làm cho người khác không sợ, hết sợ.
Khi nhỏ chúng ta sợ la rầy, sợ đánh đập, sợ ma quỉ. Khi tráng niên sợ thiếu ăn, thiếu mặc, sợ thiếu công danh, sự nghiệp. Khi già sợ đau, sợ ốm, sợ chết… Chỉ toàn sợ và sợ.
Người tu hạnh thí vô úy sẵn sàng nhảy xuống nước vớt người sắp chết chìm, nhảy vào lửa để cứu người sắp chết thiêu, xông vào đám cướp để cứu người lương thiện, đến gõ cửa công, để minh oan cho người vô tội…
12. Tâm thái khi làm việc thiện theo chỉ dẫn của Đức Phật
Trong Kinh Kim Cang, Phật dạy làm việc thiện nhưng không được chấp công, hóa độ mà thấy mình không hóa độ.
Có một số người bản thân không có tiền liền đi mượn tiền để giúp đỡ người khác. Phật có dạy bạn công đức trong khả năng làm được của mình, không làm được thì không cần miễn cưỡng.
Ngoài ra còn một điểm rất quan trọng khác là: Sự bố thí thật sự không phải ở số lượng nhiều hay ít mà là xuất phát từ tâm của bạn. Nếu tâm bạn chân thành vui vẻ khi bố thí cho người thì rất tự nhiên sẽ tích được phúc báo rất lớn.
Trong cuộc sống số phận cuộc đời mỗi người không ai là giống nhau, có kẻ giàu, có người nghèo khó, lại có những kẻ túng quẫn đến manh áo che thân cũng không lo nổi. Thế nhưng không vì thế mà việc bố thí bị ngăn trở. Bố thí không chỉ bằng vật chất là cho đi, mà bố thí còn có nghĩa là buông bỏ…
Ngay cả lúc tay không, ta vẫn có thể bố thí. Có khi chỉ là một nụ cười nho nhỏ, lời hỏi thăm sức khỏe hay một tiếng chào thân ái. Như vậy đều đã là bố thí, đều đã tạo một cơ sở phúc báo cho chính mình vậy.
Khi làm từ thiện, chúng ta phải biết tôn trọng người mình giúp, không có ý coi thường. Khi trao quà, phải hết sức vui vẻ, trân trọng và khiêm hạ.
13. Phật dạy con người sử dụng tiền bạc
Khi xưa Phật dạy con người để giữ được phước báo. Tài sản chúng ta kiếm được thì hãy chia thành 4 phần:
- Một phần để sử dụng hàng ngày, sinh hoạt, kinh doanh.
- Một phần để dự trữ phòng khi bất trắc.
- Một phần để giúp đỡ bà con quyến thuộc, người nhà.
- Và một phần để làm từ thiện.
Làm người.. sợ nhất là hưởng hết phước báo mà không tạo ra phước mới.
Muốn nhận được thì trước tiên hãy học cách cho đi. Mà không cần có tiền và giàu có mới cho đi và bố thí. Ta không có tiền thì bố thí lời nói, trí tuệ, hành động …
14. Tổng kết
Tôi vô cùng biết ơn vì cơ duyên đã biết đến 10 lời phật dạy về cách tạo phước đức.
Tôi nguyện cho thật nhiều người biết đến các giá trị tốt đẹp mà Đức Phật đã để lại cho con người. Thông qua việc thực hành các lời dạy của Ngài, chúng ta sẽ có cuộc sống tốt đẹp và viên mãn hơn. Tôi biết ơn Ngài. Cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn,…
Tôi rất tâm đắc với lời bài hát Để Gió Cuốn Đi. Chúng ta hãy cùng nhau góp 1 phần nhỏ nhoi để thế giới này tốt đẹp thêm một chút…
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi…”
— Trịnh Công Sơn —
Chúng ta hãy sống như bông sen thanh thoát, thơm ngát giữa đất trời bao la dù mọc giữa sình lầy.

Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhuỵ vàng.
Nhuỵ vàng, bông trắng, lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
— Tục ngữ và ca dao Việt —
Tài liệu tham khảo:
Kinh Phước Đức; Kinh Kim Cang; Thượng toạ Thích Chân Quang; Facebook; Tự cảm nhận.
Bạn có thể đọc tiếp các nội dung sau:
Nếu bạn thấy nội dung này hữu ích. Bạn hãy chia sẻ bài viết này đến bạn bè, người thân để họ cùng phát triển bản thân mình ngày một tốt hơn!
Ngạn ngữ Gruzia đã dạy rẳng:
“Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc”
Hay câu nói nổi tiếng của Nelson Mandela, tổng thống đầu tiên trong lịch sử Nam Phi.
“Giáo dục là vũ khí mạnh nhất để chúng ta thay đổi thế giới”
Ý thức được giá trị kỳ diệu mà tri thức mang lại, chúng tôi lập ra blog này với mục tiêu chia sẻ 1.000 cuốn sách hay, 1.000 bài học và những tư duy mà tôi biết và trải nghiệm được trong cuộc sống. Tôi tin tưởng mạnh mẽ sách sẽ giúp chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Sách hoàn toàn có thể biến một người bình thường trở nên phi thường.
“Lòng biết ơn có thể làm tất cả những ngày thường thành lễ tạ ơn, làm các công việc thường ngày thành niềm vui và thay đổi cơ hội bình thường thành phước lành” (William Arthur Ward)
Luôn trân trọng, biết ơn và bày tỏ lòng biết ơn chính là một trong những bí quyết giúp bạn có cuộc sống thành công, hạnh phúc hơn. Bày tỏ lòng biết ơn mang lại nhiều lợi ích về thể chất lẫn tinh thần. Vì thế, chúng ta hãy luôn luôn bày tỏ lòng biết ơn mỗi ngày.
Hãy biết ơn những gì đang có và bạn sẽ nhận được nhiều hơn… Mọi thứ rồi sẽ qua đi, chỉ có những giá trị tốt đẹp sẽ mãi mãi ở lại.
Nếu bạn nhận được những giá trị tốt đẹp gì từ chúng tôi, hãy ủng hộ chúng tôi hoàn thành dự án này trong thời gian sớm nhất. Chúng tôi tin rằng dự án này sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ VN.
Một con én không làm nên mùa xuân, hãy chung tay cùng chúng tôi để lan tỏa tri thức đến mọi người.
ỦNG HỘ CHÚNG TÔI BẰNG NHỮNG CÁCH SAU:
1. ỦNG HỘ QUA TÀI KHOẢN PAYPAL
Paypal: phamgiangit@gmail.com
2. CHUYỂN KHOẢN QUA VIETCOMBANK
Số TK: 0721005116323
Ngân Hàng Vietcombank
Tên TK: Phạm Trường Giang
3. CHUYỂN KHOẢN QUA ACB
Số TK: 205849459
Ngân hàng ACB
Tên TK: Phạm Trường Giang
Nguyện cầu cho bạn và gia đình luôn khỏe mạnh, tràn ngập tiếng cười, sự bình an, hạnh phúc và thành đạt trong cuộc sống.
Pingback: 10 dấu hiệu người có phước đức sâu dày - GPT Share
Pingback: 7 nguyên tắc theo lời Phật dạy mang lại sự giàu có - GPT Share
Pingback: Chuyển hóa con hư - GPT Share
Pingback: Lời khen ngợi trong giao tiếp - GPT Share
Pingback: 10 bí quyết giúp tiền đẻ ra tiền - GPT Share
Pingback: Bí quyết làm giàu của Lý Gia Thành - GPT Share
Pingback: Hiếu thảo với ông bà cha mẹ - GPT Share
Pingback: Làm gì để thành công trong cuộc sống - GPT Share
Pingback: Ái ngữ là gì? - GPT Share
Pingback: 17 câu nói hay về cuộc sống vô thường - GPT Share
Pingback: Cách đối diện với thị phi trong cuộc sống - GPT Share
Pingback: Sống tĩnh lặng - GPT Share