Bài học

7 nguyên tắc theo lời Phật dạy mang lại sự giàu có

7 nguyên tắc theo lời Phật dạy mang lại sự giàu có

7 nguyên tắc theo lời Phật dạy mang lại sự giàu có chứa đựng những tinh hoa mà Đức Phật đã để lại cho con người. Vì vậy chúng ta nên học tập và áp dụng chúng vào cuộc sống để có cuộc sống viên mãn và tốt đẹp hơn.

Giàu có là ước muốn, ước vọng chính đáng của con người thế nhưng để giàu có cả về vật chất lẫn tinh thần là điều không dễ dàng. Hãy cùng suy ngẫm 7 nguyên tắc cơ bản theo lời Phật dạy để mang lại sự giàu có.

Phú thị nhân sở dục: Giàu có là ước vọng chính đáng của con người như cha ông ta đã đúc kết và là hoạt động chỉ trong xã hội loài người mới có. Có thể hiểu giàu là có nhiều tiền của, có nhiều hơn mức bình thường.

Lý luận Phật gia khuyến khích Phật tử gầy dựng cơ nghiệp để xã hội phát triển nhưng không lấy tiền của, vật chất làm tiêu chuẩn đánh giá: “Vô bệnh đệ nhất lợi. Tri túc đệ nhất phú. Sân hận đệ nhất độc. Niết bàn đệ nhất lạc” (Nghĩa là: Không bệnh lợi nhất. Biết đủ giàu nhất. Sân hận hại nhất. Niết bàn vui nhất); mà cho tài sản thế gian là miếng mồi ngon của 5 nhà lửa: trộm cướp, chiến tranh, con bất hiếu, bệnh tật, thiên tai.

Trong con mắt người đời thì ai có biệt thự, xe hơi, điện thoại đắt tiền và nhiều tài sản khác là giàu có; người có được vợ đẹp, con xinh, làm ăn lên như diều gặp gió khiến người khác không khỏi thèm muốn và ganh tị. Nhưng điều quan trọng hơn cả là sự giàu có đó liệu có tồn tại mãi trong sự vô thường của mọi vật vốn do duyên sinh hay không?

Có thể hôm nay người kia giàu sang phú quý nhưng chẳng may bệnh tật phải bán hết tài sản mà chữa trị để giữ lấy mạng sống hoặc xui xẻo một trận hỏa hoạn bất thình lình thiêu rụi tất cả thì cuối cùng cũng thành kẻ trắng tay; lại có gia đình kinh tế khá giả, cha mẹ tài giỏi chí thú làm ăn nhưng con cái đua đòi ăn chơi, sa ngã vào ma túy, các tệ nạn xã hội để tiền của của cha mẹ có chất thành núi cũng có ngày lở.

Chẳng thế mà ông cha ta từng dạy chân lý rất gần gũi với đạo Phật: “sông có khúc, người có lúc” hay “không ốm không đau làm giàu mấy chốc” hoặc có thể thô hơn một chút với câu thành ngữ “lên voi xuống chó”.

Như vậy, sự giàu có thật sự suy cho cùng là khả năng giữ được tài sản một cách an toàn và một tâm hồn an lạc trước mọi biến cố, thiên tai thường gặp trong cuộc sống. Để làm được điều mà ai cũng mong muốn này, chúng ta cần phải thực hiện việc làm giàu theo 7 nguyên tắc mà Đức Phật đã dạy.

Sau đây là 7 nguyên tắc theo lời Phật dạy mang lại sự giàu có.

1. Chọn nghề mà làm giàu theo Đức Phật dạy

Đức Phật khuyên chúng ta không nên làm các nghề sau để kiếm sống.

  • Nghề 1: Không buôn bán vũ khí
  • Nghề 2: Không buôn sắc gái
  • Nghề 3: Không buôn bán các chất gây say
  • Nghề 4: Không buôn bán thịt
  • Nghề 5: Không buôn bán thuốc độc

Các nghề trên chúng ta không nên làm vì chúng đưa con người đến nhiều tội ác và sát sanh, hủy diệt sự sống, đưa con người vào khổ đau và nghiện ngập không lối thoát.

2. Giữ chữ tín

Xưa nay nhiều người nhờ chữ “tín”, nhờ đạo đức trong kinh doanh mà phát đạt, đem lại đời sống tốt đẹp không những cho bản thân và gia đình mình mà còn góp phần lớn công sức thúc đẩy xã hội phát triển.

Bên cạnh đó, không ít người lắm tiền nhiều của do làm ăn phi pháp, buôn gian bán lận, lường gạt người khác với nhiều thủ đoạn khác nhau: hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng… mà hệ quả là kìm hãm sự phát triển về mọi mặt của xã hội trong đó có sự băng hoại về đạo đức.

Nhóm người thứ nhất thu lợi từ phần gốc rễ trong khi nhóm người thứ hai kiếm lời bằng phần ngọn. Thực tế cho thấy sự giàu có nhờ vào phần ngọn chính là sự “thất tín” chưa bao giờ bền vững với thời gian. Bởi gieo nhân xấu sẽ tạo nghiệp ác.

Kinh Lục độ tập đã chỉ: “Thà nên giữ đạo, nghèo khó mà chết; chẳng nên vô đạo, giàu sang mà sống”.

Do đó, chúng ta sau khi chọn được nghề nghiệp phù hợp còn phải luôn tâm niệm dấn thân làm giàu bằng con đường chân chính để tạo nghiệp thiện; mọi tài sản có được phải trong sạch, chính đáng bằng mồ hôi nước mắt và sự nỗ lực tinh tấn của trí tuệ. Có như vậy bản thân chúng ta, người thân của chúng ta mới an lạc và tài sản có được mới bền lâu.

3. Học hỏi không ngừng để có trí tuệ sáng suốt

Người dân nước Nga nhận định về vai trò của việc học qua câu nói rất nổi tiếng: “Học! Học nữa! Học mãi!” Một nhà triết học đã đồng quan điểm vô cùng thâm thúy: “Sự học như con thuyền chèo ngược nước, không tiến ắt sẽ lùi”.

Nói như vậy để thấy được vai trò của trí tuệ, tư duy trong tiến trình phát triển của xã hội nói chung và trong việc làm ăn kinh doanh làm giàu của mỗi con người nói riêng. Do đó, để làm giàu, chúng ta không chỉ cần có sự hiểu biết thấu đáo, toàn diện về ngành nghề, lĩnh vực mà mình đã lựa chọn. Chúng ta phải luôn học hỏi, trau dồi kiến thức để có trí tuệ ưu việt với cái nhìn bao quát xa rộng, dự đoán các khả năng xấu có thể xảy ra mà kịp thời xử lý, ứng phó; làm hạn chế tối đa thiệt hại, bảo vệ tài sản an toàn tương đối trước các rủi ro vốn có trong chiến trường kinh tế.

7 nguyên tắc theo lời Phật dạy mang lại sự giàu có
7 nguyên tắc theo lời Phật dạy mang lại sự giàu có. Học hỏi không ngừng là yếu tố vô cùng quan trọng để thành công trong sự nghiệp.

Trong thời đại công nghệ thông tin, ngoài học tập ở trường lớp, các bậc tiền bối, chúng ta có nhiều cách để nghiên cứu, trau dồi kiến thức: sách, báo… các phương tiện thông tin đại chúng.

Khổng Tử từng dạy trò học hỏi điều hay lẽ phải từ những người bạn: “Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư” – trong 3 người cùng đi chắc chắn có người là thầy ta. Như vậy, để có sự hiểu biết toàn diện, chúng ta còn cần có sự học hỏi, noi gương những người đã thành công hoặc rút ra các bài học về sự thất bại từ những người bạn xung quanh mình.

Có câu: “Đạo Đức và Tình Cảm hãy để cho Trí Tuệ dẫn lối” cho thấy tầm quan trọng của trí tuệ đối với một người. Nhờ học tập không ngừng, trí tuệ của chúng ta sẽ được nâng tầm. Từ đó, trong quá trình lao động chúng ta sẽ có những quyết định đúng đắn và khoa học để vươn đến thành công.

4. Siêng năng

Có được một nghề nghiệp phù hợp mà nuôi tư tưởng “đứng núi này trông núi nọ”, nay làm chỗ này mai lại chạy chỗ khác; hoặc có ước mơ làm giàu nhưng không kiên trì bất chấp khó khăn mà nóng vội muốn làm giàu mau chóng sẽ phạm sai lầm là “đốt cháy giai đoạn” dẫn đến công việc đổ bể hoặc thậm chí “mất cả chì lẫn chài”. Như vậy, chỉ uổng phí thời gian và công sức mà cuối cùng không thoát ra được vòng luẩn quẩn.

Vì vậy, chúng ta cần phải có sự siêng năng, kiên trì trên cơ sở mục tiêu hoạch định lâu dài, gặp khó khăn thì kiên trì tháo gỡ từng gút mắt để sao cho việc làm giàu xuất phát từ gốc rễ và cơ nghiệp của chúng ta có thể vững chãi trước mọi mối nguy nan.

5. Tiết kiệm

Có người lương tháng vài chục triệu đồng hoặc có người kinh doanh với khoản lợi kếch xù chỉ trong một thời gian ngắn nhưng nếu tiêu xài hoang phí, không xác định rõ thứ gì nên mua, việc gì nên chi để sử dụng đồng tiền một cách hợp lý thì sẽ không có tích lũy.

Ngược lại, có người lương thấp hơn hoặc làm ăn buôn bán nhỏ lẻ nhưng nhờ tiết kiệm, dùng đồng tiền một cách khôn ngoan, cuối cùng “tích tiểu thành đại”, “góp gió thành bão” mà sự giàu có vốn là quá trình tích lũy thường xuyên, liên tục.

Lại có người khi có nhiều tiền thì sử dụng một cách hoang phí vào các cuộc chơi vô bổ, các tệ nạn xã hội như ma túy, sắc gái… hoặc do lòng tham muốn có được nhiều tiền nhưng không phải đổ mồ hôi qua một canh bạc thì từ chỗ là người đầy tớ trung thành, đồng tiền trở thành con rắn độc quay lại cắn ta, biến ta thành kẻ trắng tay lúc nào không hay.

Bởi vậy, muốn được giàu có ta phải siêng năng làm lụng và tiết kiệm, sử dụng khéo léo, khôn ngoan đồng tiền để nó trở thành công cụ tiếp tục kiếm ra tiền mà không rơi vào sai lầm mà con người thường hay mắc phải là tay phải làm ra tay trái vãi đi.

6. Bố thí và cúng dường tạo phước báu

Chúng ta thường nghe nói “người này có phước quá” nên mọi việc đều được như ý hoặc “người này bạc phước quá” nên tính toán chuyện gì cũng thất bại.

Hay nhiều người đặt câu hỏi trước hiện thực có kẻ bất nhân, làm ăn phi pháp, nhưng vẫn sống giàu sang; ngược lại nhiều người hiền lành, chịu thương chịu khó làm ăn nhưng vẫn không thoát khỏi cái nghèo.

Thực ra, không có ông trời, thượng đế, hay đấng tạo hóa nào làm những chuyện bất công, thiên vị một cách vô lý như vậy mà tất cả là do luật nhân quả. Sự sung sướng, giàu có, an lạc kiếp này là phước báo chúng ta được hưởng do chúng ta đã gieo trồng phước đức trong nhiều kiếp trước.

Vì vậy, để có được đời sống tốt đẹp và phước đức dồi dào, chúng ta chân chính cần gieo nhân lành là bố thí, cúng dường Chư Tăng để đơm hoa kết trái ngọt 5 phước báo trong hiện tại và tương lai: khỏe mạnh, giàu có, sống lâu, được nhiều người thương và có ngoại hình đẹp.

Tùy vào điều kiện, hoàn cảnh của mình, chúng ta có thể bố thí bằng 4 cách sau:

  • Cho tiền bạc của cải;
  • Cho lời khuyên hay nói pháp cho người được lợi ích;
  • Cho sự không sợ hãi;
  • Cho sự vui vẻ, đồng tình.

Theo đó, chúng ta giàu có thì cho tiền bạc của cải giúp đỡ người nghèo khó, cúng dường chư Tăng, Đức Phật.

Phật đã dạy không ai nghèo đến mức không có nổi một hạt cơm cho con kiến, vì vậy người nghèo khó đến mấy cũng có thể phát tâm bố thí bằng cách hoan hỷ với người làm phước hoặc lên chùa làm công quả vào thời gian rảnh hay một lời động viên, thăm nom, chăm sóc người bệnh lúc đau ốm, hoạn nạn cũng là cách bố thí tạo nhiều phước đức.

Việc cúng dường đến Đức Phật, chư Tăng càng tạo nhiều phước đức hơn vì vật phẩm vật cúng dường của chúng ta được sử dụng làm phương tiện để truyền bá Chánh pháp.

Ngoài ra chúng ta phải biết đem tài sản do mình làm ra để xây dựng các công trình văn hóa, xây cầu, làm đường, nhớ về nguồn cội, cúng tế ông bà, tổ tiên và bố thí cho các vong hồn đói khát.

Thực hành chừng ấy thôi, chúng ta đã đóng góp rất nhiều cho việc xây dựng xã hội lành mạnh, văn minh và tích lũy được rất nhiều phước đức.

7. Tri túc đệ nhất phú: Bằng lòng với hiện tại

Một tỷ phú nhưng lúc nào cũng cảm thấy chưa bao giờ thỏa mãn với những gì mình đã có thì xem là nghèo; một người dù ít tiền của nhưng luôn biết đủ, bằng lòng với hiện tại của mình, tất nhiên họ là giàu nhất.

Đó là khái niệm “tri túc đệ nhất phú” mà Đức Phật dạy. Điều đó không đồng nghĩa với lối suy nghĩ cho rằng Đức Phật khuyến khích sự an phận thủ thường, phó mặc số phận.

Ngược lại, Đức Phật khuyên đệ tử cần thực hành tri túc – biết đủ trong hoàn cảnh bản thân đã nỗ lực hết sức mình mà không được như ý nguyện để tránh chạy theo ảo tưởng, tham vọng viển vông dẫn đến không kiểm soát được lý trí.

7 nguyên tắc theo lời Phật dạy mang lại sự giàu có
7 nguyên tắc theo lời Phật dạy mang lại sự giàu có. Biết đủ đầy là một loại khí chất và hạnh phúc mà chúng ta nên gìn giữ trong cuộc sống.

Sau đó, Phật tử cần giữ trạng thái thăng bằng: Sống không phung phí cũng không hà tiện để không trở thành nô lệ mà luôn làm chủ đồng tiền; làm được điều này các cửa ngõ để tài sản ra đi sẽ bị đóng kín mà tâm hồn chúng ta lại được hạnh phúc an lạc.

Tự cảm nhận và tham khảo từ Phật Giáo

Bạn có thể tham khảo thêm:

Nếu bạn thấy nội dung này hữu ích. Bạn hãy chia sẻ bài viết này đến bạn bè, người thân để họ cùng phát triển bản thân mình ngày một tốt hơn!

Ngạn ngữ Gruzia đã dạy rẳng:

Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc

Ý thức được giá trị kỳ diệu mà tri thức mang lại, chúng tôi lập ra blog này với mục tiêu chia sẻ 2.000 cuốn sách hay, 2.000 bài học và những tư duy mà tôi biết và trải nghiệm được trong cuộc sống. Tôi tin tưởng mạnh mẽ sách sẽ giúp chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Sách hoàn toàn có thể biến một người bình thường trở nên phi thường.

Lòng biết ơn có thể làm tất cả những ngày thường thành lễ tạ ơn, làm các công việc thường ngày thành niềm vui và thay đổi cơ hội bình thường thành phước lành” (William Arthur Ward)

Hãy biết ơn những gì đang có và bạn sẽ nhận được nhiều hơn…

Nếu bạn nhận được những giá trị tốt đẹp từ chúng tôi, hãy ủng hộ chúng tôi hoàn thành dự án này trong thời gian sớm nhất. Chúng tôi tin rằng dự án này sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ VN.

Một con én không làm nên mùa xuân, hãy chung tay cùng chúng tôi để lan tỏa tri thức đến mọi người.

ỦNG HỘ CHÚNG TÔI BẰNG NHỮNG CÁCH SAU:

1. ỦNG HỘ QUA TÀI KHOẢN PAYPAL

Paypal: phamgiangit@gmail.com

2. CHUYỂN KHOẢN QUA VIETCOMBANK

Số TK: 0721005116323
Ngân Hàng Vietcombank
Tên TK: Phạm Trường Giang

3. CHUYỂN KHOẢN QUA ACB

Số TK: 205849459
Ngân hàng ACB
Tên TK: Phạm Trường Giang

Nguyện cầu cho bạn và gia đình luôn khỏe mạnh, tràn ngập tiếng cười, sự bình an, hạnh phúc và thành đạt trong cuộc sống.

Tags: #7 lời dạy của phật #7 nguyên tắc mang lại sự giàu có #7 nguyên tắc theo lời Phật dạy mang lại sự giàu có #cách để tích đức #cách làm giàu #cách làm giàu từ buôn bán #cách làm giàu từ kinh doanh #cách tích công đức #cách tích đức cho bản thân #cách tích đức để làm giàu #đức phật dạy cách làm giàu #đức phật dạy làm giàu #đức phật dạy làm người #đức phật dạy về kinh doanh #đức phật dạy về làm giàu #giàu có bền vững #giàu có khi còn trẻ #giàu có khi về già #giàu mà có đức #làm ăn giàu có #làm giàu theo lời phật dạy #phật dạy cách làm giàu #phật dạy làm giàu #sự giàu có #tích đức để làm giàu

4 thoughts on “7 nguyên tắc theo lời Phật dạy mang lại sự giàu có

Post Comment