Bài học

Người khôn ngoan sống ở đời phải biết

Người khôn ngoan sống ở đời phải biết

Người khôn ngoan sống ở đời phải biết nằm lòng những điều này.

“Tôi học được rằng chìa khóa dẫn đến sự khôn ngoan là khiêm tốn, bởi vì đó là trạng thái cho phép bạn có thể học hỏi và thay đổi”. Joseph K. Chan

“Hãy hiểu cho rành chữ dại, khôn

Thế nào là dại, thế nào là khôn

Khôn trong lẫn lướt là khôn dại

Dại biết nhịn nhường, ấy dại khôn”

Khuyết danh

TỰ BÀO MÒN TIỀN ĐỒ CỦA MÌNH, NẾU CỨ CỐ ĐÚNG SAI VỚI 5 NGƯỜI NÀY!

1. Không gây gổ với bố mẹ

Những người tranh cãi và gây gổ với cha mẹ thường không thành công cả về sự nghiệp lẫn cuộc sống.

Người xưa nói: “Trong nhà có người già như có được cả kho báu“.

Cha mẹ là gốc rễ của gia đình. Khi có cha mẹ ở đây, anh chị em có thể quây quần bên nhau, vui vẻ, hạnh phúc. Cha mẹ là bộ não của gia đình. Họ có nhiều kinh nghiệm sống và có thể cho bạn những lời khuyên khi bạn gặp khó khăn.

Có cha mẹ thì còn có chốn để về khi gặp khó khăn, không có cha mẹ chỉ có thể vô định, mất phương hướng trước dòng đời đầy rẫy chông gai.

Do đó, cha mẹ cần sự tôn trọng và tán thành của con cái. Đặc biệt là các bậc cha mẹ lớn tuổi, thường muốn đưa ra một số lời khuyên để tìm thấy cảm giác kết nối. Nếu lúc này, con cái phớt lờ hoặc cãi lời cha mẹ và phải chứng minh rằng cha mẹ đã sai thì càng không nên.

Đã từ lâu, cha ông ta hết sức coi trọng việc giáo dục đạo lý làm người cho con cháu, mà trước hết là phải lấy chữ hiếu làm đầu.

Trước tiên điều hiếu đạo thường xưa nay. Bởi lẽ, người mà không có hiếu đối với cha mẹ, không biết yêu thương, kính trọng những người sinh thành dưỡng dục mình, thì khi ra ngoài xã hội, con người ấy khó trở thành người có tình cảm, biết yêu thương những người xung quanh.

Không tranh cãi đúng sai với cha mẹ không phải là đạo hiếu, nhưng so với công ơn dưỡng dục thì mọi chuyện đúng sai dường như bị xóa nhòa.

Có câu: “Tu đâu cho bằng tu nhà. Thờ cha kính mẹ mới là chân tu”. Hiếu thảo và nhường nhịn cha mẹ là một loại trí tuệ và là sự khôn ngoan và con cháu nên làm.

2. Đừng tranh cãi với sếp

Tranh luận hoặc cãi vã với sếp là điều cực kỳ ngu ngốc.

Trước hết, sếp cần thể diện. Cãi tay đôi với sếp trước mặt người khác sẽ khiến sếp mất thể diện, không còn đường lui, trở mặt thẳng tay với bạn và cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu sếp của bạn thực sự sai, hãy bình tĩnh và trao đổi riêng.

Thứ hai, sếp có quyền lực và nguồn lực. Nếu bạn làm mất lòng sếp, bạn sẽ không được trọng vọng chứ chưa nói đến việc được thăng chức.

Nhiều người sẽ nghĩ điều này là sáo rỗng, nhưng không phải những người bình thường làm việc cần mẫn chỉ để kiếm vài đồng bạc đó sao? Do vậy, nếu bạn cho sếp thể diện, sếp cũng có thể cho lại bạn thể diện và cơ hội.

3. Không tranh chấp với những người sĩ diện

Trong cuộc sống, chúng ta có thể gặp những người coi sự tôn nghiêm của chính mình là thứ đáng quý nhất. Những người này có một đặc điểm lớn nhất là thích thể hiện, thích sĩ diện, chính là loại “khẩu thị tâm phi” – ngoài miệng nói là phải, trong lòng lại nói trái.

Do vậy, khi tiếp xúc với những người này, cần tuyệt đối tránh không làm họ xấu hổ, không động đến sự tôn nghiêm, không nên mổ xẻ, đánh giá họ. Nếu không tỏ ra tôn trọng được thì cứ giữ thái độ trung dung, ít tranh cãi. Như vậy, mới có thể hòa thuận với nhau.

Thêm bạn bớt thù là điều quan trọng trong cuộc sống. Có thêm bằng hữu, chính là có thêm người giúp đỡ khi mình gặp khó khăn, thêm người bên cạnh khi mình cô độc, thêm người động viên, giúp mình đứng dậy sau những bi thương. Một người thật sự hiểu cách đối nhân xử thế, chính là biết cách kết giao với càng nhiều bạn càng tốt, càng nhiều mối quan hệ khăng khít, vốn xã hội càng nhiều, người đó càng thành công.

Tuy nhiên, không phải tất cả những người ta tiếp xúc đều hợp tính hợp nết, dễ chịu với nhau. Trong mối quan hệ với những người bất đồng, ta phải biết tránh chỗ nhạy cảm của đối phương, không động vào những điều sẽ khiến họ tự ái, tổn thương lòng tự tin của họ. Có như vậy thì mối quan hệ mới tốt đẹp, từ đó có thể giảm bớt thị phi.

4. Đừng cãi nhau với vợ, chồng

Ông bà có nói: “Chén đũa trong chạn còn có lúc xô nhau”, huống hồ là vợ chồng cùng chung sống, không tránh khỏi những lúc mâu thuẫn. Nhưng cãi nhau thế nào là cả một nghệ thuật. Có người trưởng thành từ những cuộc tranh cãi, cũng có người vì tranh cãi mà chịu tổn thương trong tâm hồn, gia đình tan vỡ.

Vợ chồng tranh cãi, thường thắng sự thật, nhưng lại mất đi tình cảm. Do đó, bạn phải kiểm soát tâm trạng trước rồi mới giải quyết mọi việc đừng để “giận quá mất khôn”.

Đừng tranh giành đúng sai trong những trường hợp sau:

  • Thứ nhất, đừng cãi nhau nếu bạn đang tức giận;
  • Thứ hai, đừng so đo những vấn đề nhỏ nhặt;
  • Thứ ba, đừng tranh giành những việc lớn.

Đối với một số việc, tranh cãi không thể giải quyết vấn đề, bạn chỉ có thể tìm ra thời điểm thích hợp và giao tiếp một cách bình tĩnh.

Giận hờn, cãi vã đôi khi là những gia vị cho đời sống vợ chồng, chỉ cần cả 2 cố gắng có cách đối diện với chúng thật hiệu quả thì đó có thể là gia vị để tình yêu vợ chồng thêm nồng nàn. Cãi vã mâu thuẫn để hiểu nhau nhiều hơn, để quý trọng hơn những khoảnh khắc hạnh phúc bên nhau chứ không phải để phân đúng sai, đẩy mối quan hệ đi vào bế tắc.

5. Không tranh cãi với người không ra gì

Trong thiên Thu Thủy, Trang Tử từng viết viết: “Không thể nói chuyện băng tuyết với côn trùng mùa hạ“. Câu này có nghĩa, tranh luận với người cố chấp, không chịu hiểu vấn đề là một điều vô ích.

Sống trên đời, không nên tranh giành hơn thua với kẻ ngốc, đó là một loại trí khôn. Tránh lãng phí thời gian vào những việc không hay, chúng ta sẽ thu hoạch được những điều tốt đẹp hơn đang chờ mình.

Có những lúc giả câm vờ điếc sẽ chẳng mất gì, tránh đẩy mình vào trạng thái căng thẳng, tức tối khi tranh cãi nhầm người.

Tranh cãi với người khác là tự trừng phạt bản thân mình. Vì sao?

Đức Phật đã dạy: “Tức giận chẳng khác nào bạn tự uống thuốc độc mà chờ mong người khác chết”.

Khi mối quan hệ giữa người với người xảy ra cãi vã, bạn đã bao giờ tự hỏi: cãi nhau để được gì? Thật vậy, kết thúc một cuộc cãi vã, thứ hai bên nhận được đều là sự thua cuộc. Cuộc chiến hoàn toàn không có người thắng, chỉ là ai thua thảm hơn mà thôi.

Bản chất của cãi vã thực ra là dùng sai lầm của người khác để trừng phạt bản thân mình. Cuộc đời vốn quá ngắn, việc gì phải tự làm khổ mình như vậy?

Con người sống ở đời, đừng quá tuyệt tình mà tùy tiện nói lời khó nghe làm tổn thương người khác. Khi tranh luận hãy tập trung vào đúng chủ đề cần bàn, nói đúng trọng tâm, đừng để bản thân bị mất kiểm soát.

Trong mối quan hệ nào cũng thế, trước khi nói điều gì, chúng ta nên suy nghĩ liệu lời mình nói ra có ích gì không, có nhất thiết phải nói ra không? Đừng chỉ nói cho sướng miệng mà không để ý đến cảm xúc của người khác.

Nói lời dễ nghe, biết nói đúng lúc, biết lúc nào nên nói lúc nào nên im lặng… chính là trí tuệ và là một điều khẳng định nhân cách của con người.

Một người khôn ngoan luôn giữ thái độ khoan dung, độ lượng, bình tĩnh khi giao tiếp, dù ai đó muốn mượn cớ nổi giận cũng khó. Nên nhớ, dùng sự ôn hòa để đối đãi với người đời. Như vậy, giải quyết hiểu lầm tốt hơn nhiều so với việc đôi bên gân cổ lên cãi nhau.

Tham khảo từ Cafef

Người khôn ngoan không khoe việc mình làm. Nước thâm sâu không bao giờ cho thấy đáy.

Bạn có thể đọc thêm:

Nếu bạn thấy nội dung này hữu ích. Bạn hãy chia sẻ bài viết này đến bạn bè, người thân để họ cùng phát triển bản thân mình ngày một tốt hơn!

Ngạn ngữ Gruzia đã dạy rẳng:

Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc

Ý thức được giá trị kỳ diệu mà tri thức mang lại, chúng tôi lập ra blog này với mục tiêu chia sẻ 2.000 cuốn sách hay, 2.000 bài học và những tư duy mà tôi biết và trải nghiệm được trong cuộc sống. Tôi tin tưởng mạnh mẽ sách sẽ giúp chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Sách hoàn toàn có thể biến một người bình thường trở nên phi thường.

Lòng biết ơn có thể làm tất cả những ngày thường thành lễ tạ ơn, làm các công việc thường ngày thành niềm vui và thay đổi cơ hội bình thường thành phước lành” (William Arthur Ward)

Hãy biết ơn những gì đang có và bạn sẽ nhận được nhiều hơn…

Nếu bạn nhận được những giá trị tốt đẹp từ chúng tôi, hãy ủng hộ chúng tôi hoàn thành dự án này trong thời gian sớm nhất. Chúng tôi tin rằng dự án này sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ VN.

Một con én không làm nên mùa xuân, hãy chung tay cùng chúng tôi để lan tỏa tri thức đến mọi người.

ỦNG HỘ CHÚNG TÔI BẰNG NHỮNG CÁCH SAU:

1. ỦNG HỘ QUA TÀI KHOẢN PAYPAL

Paypal: phamgiangit@gmail.com

2. CHUYỂN KHOẢN QUA VIETCOMBANK

Số TK: 0721005116323
Ngân Hàng Vietcombank
Tên TK: Phạm Trường Giang

3. CHUYỂN KHOẢN QUA ACB

Số TK: 205849459
Ngân hàng ACB
Tên TK: Phạm Trường Giang

Nguyện cầu cho bạn và gia đình luôn khỏe mạnh, tràn ngập tiếng cười, sự bình an, hạnh phúc và thành đạt trong cuộc sống.

Tags: #cách sống của người khôn ngoan #con người khôn ngoan #Danh ngôn sống phải biết mình là ai #Học cách im lặng để sống khôn ngoan hơn #Kinh nghiệm sống khôn ngoan #người khôn khéo #người khôn ngoan #người khôn ngoan có cái tai dài và cái lưỡi ngắn #người khôn ngoan hay không nhìn cách an nói la biết #người khôn ngoan it nói #người khôn ngoan không khoe việc mình làm #người khôn ngoan là gì #người khôn ngoan là người như thế nào #người khôn ngoan nhìn đời bằng một con mắt #người khôn ngoan phải nhớ #người khôn ngoan sống ở đời #Người khôn ngoan sống ở đời phải biết #người khôn ngoan thường làm đẹp lòng người khác #người khôn ngoan ứng xử giao tiếp như thế nào #Nhận biết người khôn ngoan #như thế nào là người khôn ngoan #nước thâm sâu không bao giờ cho thấy đáy #phong cách người khôn ngoan #Quy tắc sống khôn ngoan #Sống ở đời phải biết trước biết sau #Sự khôn ngoan trong cuộc sống #thế nào là người khôn ngoan

One thought on “Người khôn ngoan sống ở đời phải biết

Post Comment