Bài học

8 lời dạy của Khổng Tử nhất định phải đọc

8 lời dạy của Khổng Tử nhất định phải đọc

8 lời dạy của Khổng Tử nhất định phải đọc. Những lời dạy và triết lý của Khổng Tử đã hình thành nền tảng văn hóa Á Đông, và ngày nay vẫn tiếp tục duy trì ảnh hướng khắp Trung Quốc cũng như các quốc gia Đông Á khác.

Khổng Tử là ai?

  • Khổng Phu Tử hay Khổng Tử (28 tháng 9 năm 551 TCN − 11 tháng 4 năm 479 TCN)
  • Ông là một triết gia và chính trị gia người Trung Quốc, sinh sống vào thời Xuân Thu.
  • Những lời dạy và triết lý của Khổng Tử đã hình thành nền tảng văn hóa Á Đông, và ngày nay vẫn tiếp tục duy trì ảnh hướng khắp Trung Quốc cũng như các quốc gia Đông Á khác.

Theo Wikipedia

8 lời dạy sâu sắc của Khổng Tử

1. Có đức thì không cô độc, ắt sẽ có người gần gũi

Nguyên văn: Đức bất cô, tất hữu lân.

Câu này tuyển chọn từ ‘Luận ngữ’. ‘Đức’ ở đây có nghĩa là người có đạo đức, ‘bất cô’ chính là không cảm thấy cô đơn, có nghĩa là, người có đạo đức sẽ không cảm thấy cô đơn.

2. Người không lo xa, ắt có buồn gần

Nguyên văn: Nhân vô viễn lự, tất hữu cận ưu.

Câu này trích từ ‘Luận ngữ – Vệ Linh Công’. Chỉ con người nếu không có mưu kế hoạch định lâu dài, thì sẽ có ưu sầu họa hoạn sắp đến. Câu nói này chứa đầy trí tuệ của tiền nhân, khuyên răn chúng ta cần phải thu lúa trước khi trời mưa, không nên luôn chúi mắt vào sự việc hiện tượng trước mắt, mà quên mất những kỳ vọng xa xôi mà con người tích cực phấn đấu.

Sở hữu sách hay của Khổng Tử: Sách Khổng Tử Tinh Hoa

3. Cái mình không muốn, chớ làm cho người

Nguyên văn: Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân.

Câu này xuất xứ từ ‘Luận ngữ – Nhan Uyên’. Nếu bản thân mình không muốn người khác đối đãi với mình như thế này, cứ suy từ mình ra người, thì bản thân mình cũng không nên đối đãi với người khác như thế. Quan hệ qua lại giữa người với người thực sự cần phải kiên trì nguyên tắc này, đó là thể hiện tôn trọng người khác, bình đẳng đối xử.

4. Người trong bốn biển, đều là anh em

Nguyên văn: Tứ hải chi nội, giai huynh đệ dã.

Câu này có nguồn gốc từ ‘Luận ngữ – Nhan Uyên’, nghĩa là khắp thiên hạ đều là anh em thân thích, biểu thị người trong thiên hạ đều tương thân tương ái, chung sống hòa thuận như anh em ruột thịt.

5. Có bằng hữu từ xa tới, chẳng phải vui lắm thay

Nguyên văn: Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ.

Câu này xuất xứ từ ‘Luận ngữ – Học nhi’, ý nghĩa là: có bằng hữu chí đồng Đạo hợp từ phương xa đến, đó chẳng phải là việc rất đáng vui mừng sao?

6. Với ba quân, có thể đoạt chủ soái của họ; Với trai nam nhi, không thể đoạt chí của anh ta được

Nguyên văn: Tam quân khả đoạt soái dã, thất phu bất khả đoạt chí dã.

Quân đội của một quốc gia (ba quân) có thể lấy đi chủ soái của họ, nhưng với trai nam nhi thì không thể cưỡng ép anh ta thay đổi chí hướng được. Câu nói này nói lên tầm quan trọng của lập chí. Người không có chí hướng, mãi mãi vẫn chỉ là kẻ tầm thường bất tài, sẽ không làm nên bất cứ trò trống gì.

7. Kẻ trí không mê hoặc, kẻ nhân không ưu sầu, kẻ dũng không sợ hãi

Nguyên văn: Trí giả bất hoặc, nhân giả bất ưu, dũng giả bất cụ.

Câu này trong ‘Luận ngữ – Tử Hãn’. Người nhân đức thì không ưu sầu, người trí tuệ thì không mê hoặc, người dũng cảm thì không sợ hãi.

8. Ba người cùng đi, ắt có người là thầy mình, chọn cái tốt của họ mà học theo, cái chưa tốt của họ để sửa bản thân

Nguyên văn: Tam nhân hành tất hữu ngã sư yên, trạch kỳ thiện giả nhi tòng chi, kỳ bất thiện giả nhi cải chi.

Câu nói này dường như người người đều biết nhà nhà đều hay, có nguồn gốc từ ‘Luận ngữ – Thuật nhi’. Ý nghĩa là: ba người cùng đi với nhau, trong đó nhất định có thầy của mình. Mình chọn mặt tốt của người ấy để học tập theo, thấy mặt chưa tốt của người ấy thì đối chiếu lại bản thân mình, sửa chữa khuyết điểm của bản thân mình.

Sở hữu sách hay của Khổng Tử: Sách Khổng Tử Tinh Hoa

Bạn có thể đọc thêm:

Nếu bạn thấy nội dung này hữu ích. Bạn hãy chia sẻ bài viết này đến bạn bè, người thân để họ cùng phát triển bản thân mình ngày một tốt hơn!

Ngạn ngữ Gruzia đã dạy rẳng:

Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc

Ý thức được giá trị kỳ diệu mà tri thức mang lại, chúng tôi lập ra blog này với mục tiêu chia sẻ 2.000 cuốn sách hay, 2.000 bài học và những tư duy mà tôi biết và trải nghiệm được trong cuộc sống. Tôi tin tưởng mạnh mẽ sách sẽ giúp chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Sách hoàn toàn có thể biến một người bình thường trở nên phi thường.

Lòng biết ơn có thể làm tất cả những ngày thường thành lễ tạ ơn, làm các công việc thường ngày thành niềm vui và thay đổi cơ hội bình thường thành phước lành” (William Arthur Ward)

Hãy biết ơn những gì đang có và bạn sẽ nhận được nhiều hơn…

Nếu bạn nhận được những giá trị tốt đẹp từ chúng tôi, hãy ủng hộ chúng tôi hoàn thành dự án này trong thời gian sớm nhất. Chúng tôi tin rằng dự án này sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ VN.

Một con én không làm nên mùa xuân, hãy chung tay cùng chúng tôi để lan tỏa tri thức đến mọi người.

ỦNG HỘ CHÚNG TÔI BẰNG NHỮNG CÁCH SAU:

1. ỦNG HỘ QUA TÀI KHOẢN PAYPAL

Paypal: phamgiangit@gmail.com

2. CHUYỂN KHOẢN QUA VIETCOMBANK

Số TK: 0721005116323
Ngân Hàng Vietcombank
Tên TK: Phạm Trường Giang

3. CHUYỂN KHOẢN QUA ACB

Số TK: 205849459
Ngân hàng ACB
Tên TK: Phạm Trường Giang

Nguyện cầu cho bạn và gia đình luôn khỏe mạnh, tràn ngập tiếng cười, sự bình an, hạnh phúc và thành đạt trong cuộc sống.

Tags: #8 lời dạy của Khổng Tử #8 lời dạy của Khổng Tử nhất định phải đọc #bài học của khổng tử #đạo lý của khổng tử #Khổng Tử #khổng tử câu nói hay #khổng tử dạy #khổng tử dạy cách đối nhân xử the #khổng tử dạy cách sống #khổng tử dạy đạo làm người #Khổng Tử là ai? #Những câu nói hay của Khổng Tử #Tư tưởng của Khổng Tử

2 thoughts on “8 lời dạy của Khổng Tử nhất định phải đọc

Post Comment