Bài học

Học cách giao tiếp khéo léo

Học cách giao tiếp khéo léo

Học cách giao tiếp khéo léo: 10 bí kíp giúp bạn trở thành bậc thầy giao tiếp, khiến cho mọi người cảm thấy thoải mái và vui vẻ khi có bạn bên cạnh.

Người xưa dạy “Chim khôn hót tiếng rảnh rang. Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe” ý nói giao tiếp với người khác là cả một nghệ thuật và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nói chuyện sao cho khéo léo để giữ hòa khí và làm đẹp lòng nhau.

Chúng ta có thể học các kỹ năng giao tiếp ứng xử trong bài viết này để có thể giao tiếp ngày một khôn ngoan hơn.

10 BÍ QUYẾT GIAO TIẾP KHÔN NGOAN: KHÉO ĂN KHÉO NÓI CÓ THỂ XOAY CHUYỂN CÀN KHÔN!

1. Không làm người khác cảm thấy khó chịu ở nơi công cộng

Có một câu nói rằng người mạnh mẽ thật sự nhìn ai cũng thấy thuận mắt. Trong những mối quan hệ của cuộc sống, nếu như bạn gặp phải một người làm bạn cảm thấy khó chịu, bạn cũng không nên trút tất cả sự bực tức của mình lên người ta ở chốn công cộng. Đôi khi chỉ với một câu buột miệng, bạn có thể khiến cho người khác cảm thấy bị mất mặt. Điều này không những chẳng đem đến cho bạn lợi lộc gì mà còn tiềm ẩn những hiểm hoạ khó lường trong tương lai.

Thường thường, bạn bất bình với một người chỉ bởi vì bạn chưa hiểu hết về những gì mà người đó đã và đang phải trải qua. Khi bạn chưa nhìn thấu trái tim của một người, bạn lấy quyền gì để tùy tiện phán xét về lời ăn tiếng nói và cuộc sống của người đó? Nếu bạn thấy người đó có những hành động và lời nói không đúng, thay vì bêu riếu họ trước bàn dân thiên hạ, sẽ tốt hơn nhiều nếu bạn chọn một không gian riêng tư, sử dụng những lời nói thật nhẹ nhàng tình cảm. Không còn trong thế phòng bị để tránh bẽ mặt trước mọi người, họ sẽ sẵn sàng nhìn nhận và lắng nghe những góp ý của bạn.

2. Đừng chỉ khen chung chung, hãy tìm những điểm đặc biệt của một người để tán dương

Đừng dùng những câu nói sáo rỗng theo kiểu: “Bạn xinh thật đấy!”, “Bạn tốt bụng quá!”, “Bạn giỏi quá!” hay “Bạn thật lễ phép!”. Thay vì cứ qua loa khen đại người khác những câu kiểu như thế này, nếu bạn có thể tập trung để ý vào những chi tiết đặc biệt của một người để tán dương, bạn sẽ khiến cho người đó ấn tượng và tự nguyện trao cho bạn những tình cảm trìu mến, chân thành.

Ví dụ, khi khen ngợi năng lực của đồng nghiệp, thay vì một câu khen ngợi đơn thuần là họ làm rất tốt, hãy đi sâu vào chi tiết hơn: “Bài trình bày của bạn rất ấn tượng. Nội dung được sắp xếp logic rõ ràng, dễ theo dõi. Chắc hẳn bạn đã bỏ rất nhiều công sức để có thể hoàn thiện được bản đề xuất này. Lần tới cần làm bản đề xuất nào chắc phải nhờ bạn giúp đỡ mình rồi”. Lời khen bạn đưa ra càng cụ thể, càng chi tiết, càng có khả năng giúp cho người được nhận lời khen cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và sẵn sàng giúp đỡ mỗi khi bạn cần.

3. Đừng vội vàng phủ nhận khi bị người khác phê bình, chỉ trích

Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng. Người dám phê bình bạn đa phần là những người thân, bạn bè hoặc cấp trên, những người có quan hệ tốt với bạn.

Đừng vội vàng phủ nhận những lời phê bình, trước khi cảm thấy xấu hổ hay phẫn nộ, bạn cần bình tĩnh xem xét kĩ vấn đề mà đối phương nói. Hãy kìm cơn giận của mình xuống, sau đó suy ngẫm xem liệu bản thân bạn có thực sự mắc phải những khuyết điểm như thế không? Người đang chỉ trích bạn đó, mục đích của họ là gì: Liệu họ chỉ đơn giản muốn công kích bạn, hay họ thật lòng muốn bạn trở nên tốt hơn? Lần sau nếu bị phê bình chỉ trích, hãy cho bản thân thời gian để kiểm soát cảm xúc trước khi đưa ra bất cứ kết luận nào nhé.

4. Đừng bàn chuyện công việc trong lúc người khác đang nghỉ ngơi

Không ai mong muốn đầu óc mình phải bận tâm về công việc khi đã tan làm. Vì vậy, nếu như không có chuyện gì thực sự cần thiết, đừng làm phiền người khác khi họ đang tận hưởng thời gian rảnh rỗi ít ỏi trong ngày của mình.

5. Đừng nói những điều mà bản thân không chắc chắn

Nếu bản thân không chắn chắn về điều gì, thà im lặng không nói còn hơn là mở miệng phát ngôn lung tung. Những từ ngữ mang nghĩa mơ hồ, phỏng đoán theo kiểu: có thể, có lẽ, đại khái, không chắc, nghe nói,…sẽ có lúc vô tình làm tổn thương đối phương đến mức phá hoại hoàn toàn mối quan hệ của bạn với người đó.

6. Đừng vội vã chen ngang, hãy lắng nghe nghiêm túc khi người khác nói

Nhu cầu thể hiện quan điểm cá nhân của của mỗi người là vô cùng mãnh liệt. Trong lúc giao tiếp với người khác, chúng ta bên ngoài thì tỏ ra đang lắng nghe họ nói, nhưng thật ra trong lòng đang nghĩ đến một điều khác khác. Chúng ta chỉ mong họ kết thúc “bài diễn thuyết” của mình thật nhanh để mình được thể hiện ý kiến, quan điểm của bản thân. Một vài người kìm nén được cái mong muốn này, lắng nghe tiếp xem đối phương nói gì nhưng trớ trêu thay, cuối cùng vì quá tập trung vào việc kìm nén mà họ đã không thể lắng nghe người đối diện một cách nghiêm túc nhất. Một vài người khác thì không đủ bình tĩnh, trong khi đối phương đang trình bày thì kiểu gì cũng phải chen thêm vài ba câu, gắng hết sức để cắt lời đối phương.

Con người mất 3 năm để học nói nhưng mất cả đời để học im lặng. Đa phần chúng ta lắng nghe quá ít, trong khi đó lại nói quá nhiều. Lắng nghe người khác nói chuyện một cách nghiêm túc, đó là sự tôn trọng tối thiểu, đồng thời cũng là sự rèn luyện đạo đức cơ bản nhất của con người.

7. Đừng quá để bụng những gì mà người khác nói với bạn trong lúc cãi nhau

Nảy sinh mâu thuẫn là điều khó tránh khỏi trong mối quan hệ giữa người với người. Cho dù là người thân, bạn bè hay đồng nghiệp, bạn chắc chắn sẽ có lúc nảy sinh những xung đột và xảy ra cãi vã với họ. Nhưng cho dù lúc ấy đối phương có nặng lời đến thế nào, bạn cũng đừng quá để bụng. Khi người ta mắng bạn, đừng nói gì cả, thay vào đó hãy mỉm cười. Đây là cách để bạn hoá giải thành công kíp nổ tức giận trong lòng họ. Khi người ta chê bai khuyết điểm của bạn trong lúc nóng giận, hãy bình thản lắng nghe và sau đó quên đi tất cả. Việc của mình nên làm thế nào, tôi tin rằng tự bản thân bạn đã có cách sắp xếp.

Tuyệt đối đừng dễ dàng tiếp nhận những phê bình, chỉ trích vô cớ của đối phương, càng không nên lớn tiếng gay gắt phản đối, phủ nhận những phê bình, chỉ trích đó. Sự lựa chọn thông minh nhất trong tình huống này là đợi đến lúc tâm lý và cảm xúc của đối phương ổn định, bạn sẽ tìm người đó để nói chuyện và tìm ra cách giải quyết vấn đề. Chỉ có hiểu và biết chấp nhận bản thân, bạn mới có thể hiểu và biết chấp nhận người khác.

8. Đừng nói những chuyện lo lắng mệt mỏi của bản thân cho người khác

Ngay cả khi đó là người thân thiết và gần gũi với bạn nhất, họ cũng chẳng thích phải liên tục nghe bạn càm ràm về những mỏi mệt mà bạn đang phải chịu đựng cả. Ta đều đã là người trưởng thành, phải học cách sống chung và tự hóa giải những âu lo, phiền não của cuộc sống. Bạn không nên đem tâm trạng tiêu cực của mình đi rêu rao khắp nơi.

Tất nhiên, đôi lúc chúng ta vẫn có thể tâm sự với bạn bè hoặc người thân về những phiền não, nhưng khi ấy hãy nói sao cho đơn giản nhẹ nhàng nhất. Việc bạn kể lể cặn kẽ, lâm li bi đát chỉ khiến người khác cảm thấy lãng phí thời gian của mình khi tiếp xúc với bạn thôi.

9. Đừng can thiệp vào lựa chọn của người khác mà hãy đưa ra lời khuyên

Khi bạn bè tìm đến bạn để xin lời khuyên và sự tư vấn, bạn chỉ cần nói ra những suy nghĩ và cách làm của mình là đủ, không cần phải công kích hay phủ nhận quan điểm của đối phương. Nếu bạn khăng khăng đối phương là sai trong khi lời tư vấn của bạn khiến cho đối phương thất bại ê chề trong việc giải quyết vấn đề của mình, bạn sẽ không thể nào gánh chịu hết hậu quả đâu.

10. Hãy im lặng mỉm cười khi bản thân không biết nên nói điều gì

Chúng ta thà không nói gì chứ không nên phát ngôn bừa bãi. Nếu như bản thân không biết, cách phản ứng khôn ngoan nhất chính là im lặng và mỉm cười. Một nụ cười tự tin có thể giải quyết tất cả những tình huống khó xử mà bạn phải đối mặt trong giao tiếp xã hội.

Theo Trí thức trẻ

Bạn có thể đọc thêm:

Nếu bạn thấy nội dung này hữu ích. Bạn hãy chia sẻ bài viết này đến bạn bè, người thân để họ cùng phát triển bản thân mình ngày một tốt hơn!

Ngạn ngữ Gruzia đã dạy rẳng:

Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc

Ý thức được giá trị kỳ diệu mà tri thức mang lại, chúng tôi lập ra blog này với mục tiêu chia sẻ 2.000 cuốn sách hay, 2.000 bài học và những tư duy mà tôi biết và trải nghiệm được trong cuộc sống. Tôi tin tưởng mạnh mẽ sách sẽ giúp chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Sách hoàn toàn có thể biến một người bình thường trở nên phi thường.

Lòng biết ơn có thể làm tất cả những ngày thường thành lễ tạ ơn, làm các công việc thường ngày thành niềm vui và thay đổi cơ hội bình thường thành phước lành” (William Arthur Ward)

Hãy biết ơn những gì đang có và bạn sẽ nhận được nhiều hơn…

Nếu bạn nhận được những giá trị tốt đẹp từ chúng tôi, hãy ủng hộ chúng tôi hoàn thành dự án này trong thời gian sớm nhất. Chúng tôi tin rằng dự án này sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ VN.

Một con én không làm nên mùa xuân, hãy chung tay cùng chúng tôi để lan tỏa tri thức đến mọi người.

ỦNG HỘ CHÚNG TÔI BẰNG NHỮNG CÁCH SAU:

1. ỦNG HỘ QUA TÀI KHOẢN PAYPAL

Paypal: phamgiangit@gmail.com

2. CHUYỂN KHOẢN QUA VIETCOMBANK

Số TK: 0721005116323
Ngân Hàng Vietcombank
Tên TK: Phạm Trường Giang

3. CHUYỂN KHOẢN QUA ACB

Số TK: 205849459
Ngân hàng ACB
Tên TK: Phạm Trường Giang

Nguyện cầu cho bạn và gia đình luôn khỏe mạnh, tràn ngập tiếng cười, sự bình an, hạnh phúc và thành đạt trong cuộc sống.

Tags: #các yếu tố làm nên giao tiếp khéo léo #cách để giao tiếp khéo léo #cách giao tiếp khéo #cách giao tiếp khéo léo #cách khéo léo trong giao tiếp #Cách nói chuyện khôn khéo léo #Cách nói chuyện sắc sảo #để trở thành người giao tiếp khéo léo #giao tiếp hiệu quả #giao tiếp khôn khéo #giao tiếp ứng xử khéo léo #học ăn nói giao tiếp #học ăn nói khéo léo #Học cách giao tiếp khéo léo #Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ #khéo léo trong giao tiếp #kỹ năng giao tiếp khéo léo #Kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống #Kỹ năng giao tiếp ứng xử #làm sao để giao tiếp khéo léo #làm sao để khéo ăn nói #nghệ thuật giao tiếp khéo léo #người giao tiếp khéo léo #người khéo léo trong giao tiếp #Ví dụ về giao tiếp khôn ngoan

2 thoughts on “Học cách giao tiếp khéo léo

Post Comment