Bài học

Vì sao bạn nghèo?

Vì sao bạn nghèo?

Vì sao bạn nghèo? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người trong cuộc sống đặt ra. Bài viết này sẽ giúp chúng ta học được những bài học quý giá để trở nên giàu có hơn.

3 rào cản tư duy hạn chế bạn kiếm tiền: Hoá ra, nghèo không chọn bạn, mà chính bạn chọn cái nghèo.

Nếu chúng ta không chấp nhận ý nghĩ rằng mình xứng đáng có được sự giàu có, thì ngay cả khi những cơ hội làm giàu đến với chúng ta, chúng ta cũng sẽ từ chối bằng mọi cách.

Trong cuốn “Xây dựng lại cuộc đời” của tác giả Louise L.Hay có một câu chuyện mà tôi tin rằng trong chúng ta ai cùng từng trải qua.

Tác giả có cậu học trò nọ, bình thường cậu phải làm việc rất vất vả với hy vọng có thể tiết kiệm được chút tiền.

Một lần, cậu thắng được số tiền trị giá 500 usd, điều này khiến cậu vui mừng khôn xiết và tự nhủ rằng: “Thật không thể tưởng tượng nổi, trước giờ mình chưa thắng được nhiều tiền đến vậy!”.

Sang đến tuần thứ hai, cậu ta không đến lớp học. Thì ra, cậu không may bị ngã gãy chân, mà số tiền điều trị lại vừa bằng số tiền thưởng 500 usd kia.

Một người bạn đại học của tôi cũng trải qua câu chuyện tương tự vậy. Thời đó, phần lớn mọi người đều dùng những chiếc điện thoại có giá trị khoảng hơn 3 triệu như Nokia hay Motorola.

Cô ấy rất thích lên mạng trò chuyện. Một ngày nọ, cô ấy quen được một người bạn tự xưng là đến từ Mỹ. Họ nói chuyện với nhau cả đêm, người bạn đó còn nói rằng sẽ gửi tặng cô bạn tôi 100 usd để chứng minh rằng mình thật sự đang ở Mỹ.

Không lâu sau đó, bạn tôi thật sự đã nhận được 100 usd. Lúc mới nhận được số tiền, cô ấy vẫn cảm thấy rất kỳ lạ. Không may mắn rằng vào một buổi cuối tuần, khi đang dạo phố, cô ấy đã làm rơi mất chiếc điện thoại của mình và phải bỏ ra hơn 3 triệu để mua chiếc điện thoại mới.

Cô ấy thở dài: “Quả nhiên tiền tài chẳng bao giờ bất ngờ gõ cửa với mình .”

Đối với những sự việc này, Louise L.Hay lại có cách nghĩ hoàn toàn khác. Bà cho rằng, những người kể trên đều đang sợ đồng tiền, họ thực sự không hy vọng bản thân sẽ trở nên giàu có, vì vậy mới dùng cách nghĩ đó để “trừng phạt” bản thân.

Mỗi chúng ta đều cho rằng bản thân muốn có nhiều tiền, tuy nhiên trong nội tâm của nhiều người lại có một quan niệm là “không dám có tiền.”

1. Thay đổi những quan niệm của bản thân về tiền bạc

Một nhà tâm lý học từng phân tích trường hợp thế này:

Một cô gái tốt nghiệp trường đại học top đầu, ngoại hình ưa nhìn, năng lực cũng rất tốt. Tuy nhiên trong một buổi họp lớp, cô phát hiện rằng những người bạn khác của mình đều có thu nhập hơn 30 triệu, còn thu nhập của cô lại chỉ dừng lại ở mười mấy triệu. Cũng từ đó mà cô ấy liền nảy sinh một sự nghi hoặc vô cùng lớn đối với bản thân mình.

Khi tư vấn tâm lý cho cô gái này, nhà tâm lý học biết rằng gia đình cô có vài anh chị em. Khi còn nhỏ, bố cô thường nói: “Cuộc đời của bố chỉ được như vậy. Sau này các con ai có đủ bản lĩnh, người đó sẽ nuôi nấng gia đình này, ai có năng lực mạnh mẽ, người đó sẽ chăm lo quãng đời tuổi già cho bố mẹ.”

Thực ra câu nói này như một ám hiệu nhắn tới cô gái rằng, khi bản thân kiếm dược càng nhiều tiền, thì sẽ phải gánh vác áp lực càng lớn. Chính vì vậy, sâu thẳm bên trong, cô ấy luôn khước từ những cơ hội để phát triển sự nghiệp. Do đó, cô không chỉ có thu nhập rất thấp, mà còn thường xuyên mắc bệnh, tiền tiết kiệm cũng chẳng có bao nhiêu.

Trong cuộc đời mỗi người, ai cũng sẽ phải đưa ra vô số những lựa chọn và hành động khác nhau, điều này phần lớn đến từ chính những quan niệm riêng của bản thân chúng ta. Và những quyết định liên quan đến tiền bạc cũng vậy, chúng đều chịu ảnh hưởng từ quan niệm sâu thẳm trong nội tâm của mỗi người.

Ở Isarel có một cặp mẹ con, cô con gái Anna sau khi mua cho mẹ mình một tấm đệm mới, bèn vứt chiếc đệm mà mẹ cô đã dùng lâu năm vào thùng rác.

Nào ngờ, mẹ cô đã để cuốn sổ tiết kiệm 1 triệu usd, số tiền mà bà dành dụm cả đời của mình trong tấm đệm đó.

Họ đã tìm tới sự giúp đỡ của các nhân viên cứu hộ để lật tung cả bãi rác lên, thế nhưng vẫn không tìm thấy cuốn sổ của người mẹ.

Cô con gái vô cùng ân hận, nhưng mẹ cô lại an ủi cô. Bà nói, tuy rằng mất số tiền đó khiến chúng ta vô cùng đau lòng, nhưng vẫn tốt hơn nếu bị xe tông hoặc mắc căn bệnh nan y.

Câu nói này của người mẹ ẩn chứa quan điểm về tiền bạc của bà: Của đi thay người. Nếu như không mất số tiền 1 triệu usd đó, bản thân cũng rất có thể gặp phải nhưng tai hoạ đen đủi khác. Vì vậy, có càng nhiều tiền thì trong lòng lại càng cảm thấy bất an.

Như Louise L.Hay nói rằng: Nếu chúng ta không chấp nhận ý nghĩ rằng mình xứng đáng có được sự giàu có, thì ngay cả khi những cơ hội làm giàu đến với chúng ta, chúng ta cũng sẽ từ chối bằng mọi cách.

Các nhà tâm lý học phát hiện ra rằng, những người gặp khó khăn trong quá trình làm giàu thường có trong mình 3 quan niệm gốc rễ dưới đây:

  • Cho rằng tiền bạc tương xứng với sự vất vả, phải rất vất vả thì mới kiếm được nhiều tiền.
  • Cho rằng tiền bạc tương xứng với sự độc ác , vì giàu mà làm những việc bất nhân, những người giàu có thường không mấy tốt đẹp.
  • Cho rằng tiền bạc tương xứng với mạo hiểm, càng có nhiều tiền thì bản thân phải chịu đựng càng nhiều áp lực.

Tuy nhiên, trong cuốn sách “Bí mật tư duy triệu phú”, tác giả T. Harv Eker chỉ ra:

“Trên thế giới này những gì bạn không thể trông thấy được lại có tác động mạnh mẽ hơn rất nhiều so với bất kỳ những gì mà bạn nhìn thấy được. Đó chính là quy luật của tự nhiên. Trong mỗi khu rừng, mỗi trang trại, mỗi khu vườn, cái nằm bên dưới mặt đất mới luôn là cái tạo ra những thứ ở bên trên.”

Nếu bạn muốn thay đổi hoa trái, bạn phải thay đổi gốc rễ.

Nếu bạn muốn thay đổi cái hữu hình, bạn phải bắt đầu từ cái vô hình.

Nếu bạn muốn thay đổi cuộc sống, bạn phải thay đổi những quan niệm của bản thân.

2. Kế hoạch làm giàu trong tiềm thức

Tác giả Harv Eker khi còn trẻ từng làm qua vài việc kinh doanh nhưng đều gặp thất bại. Ông đã làm việc chăm chỉ nỗ lực nhưng kết quả vẫn chỉ mang đến thất vọng.

Mỗi lần thất bại, ông đều nghĩ: “Chắc chắn là do công việc kinh doanh này không phù hợp với mình. Nếu gặp được một công việc kinh doanh phù hợp, nhất định mình sẽ thành công.”

Tuy nhiên những lần thất bại sau còn tồi tệ hơn lần trước.

Có lần, khi một phú ông ghé thăm ngôi nhà của cha con ông, bố của Harv đã kể với phú ông về những lần thất bại trong kinh doanh của Harv. Phú ông đã gọi Harv đến và nói: “Harv, bác đã từng có một khởi đầu như cháu. Nhưng rồi bác nhận được vài lời khuyên đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời bác, và bây giờ bác muốn truyền lại những điều này cho cháu”.

Ông nói: “Cháu có biết rằng hầu hết người giàu đều suy nghĩ theo cách rất giống nhau không? Điều này không hẳn chính xác hoàn toàn về mặt khoa học, thế nhưng phần lớn trong các trường hợp, người giàu suy nghĩ theo cách hoàn toàn trái ngược với cách mà người nghèo tư duy. Chính những cách suy nghĩ đó sẽ quyết định hành động của họ, từ đó quyết định cả những kết quả mà học nhận được”.

Ngay sau đó, Harv bắt đầu dồn sức vào việc nghiên cứu về cách mà người giàu tư duy. Sau khi đã rút ra một vài kết luận, Harv tự nói với mình: “Đã đến lúc bắt tay vào thực hiện thôi”.

Thế là, ông đã quyết định khởi đầu công việc kinh doanh mới. Ông mở một trung tâm rèn luyện sức khoẻ. Việc kinh doanh sau đó vô cùng thuận lợi và thành công đến nỗi ông đã mở thêm mười trung tâm tiếp theo chỉ trong vòng hơn 2 năm. Sau đó ông lại bán lại một nửa cổ phần cho một công ty nằm trong danh sách Fortune 500 với giá 1,6 triệu usd.

Trải nghiệm lần này càng khiến ông tin rằng: “Cách duy nhất để bạn thay đổi thế giới ngoài kia chính là bắt đầu từ việc thay đổi thế giới tiềm thức bên trong bạn.”

Trong tiềm thức của mỗi người sẽ đều có một kế hoạch làm giàu. Kế hoạch đó thể hiện suy nghĩ, cảm nhận và hành động của bạn về tiền bạc. Bạn có thể sẽ không kiếm nhiều hơn so với số tiền trong kế hoạch đó.

3. Không còn bị tiền bạc trói buộc

Bộ phim “Cuộc chiến phụ huynh” của Ấn Độ có câu nói rất đau lòng rằng: “Làm sao để sống sót được trong hoàn cảnh nghèo khó cũng là một nghệ thuật. Tôi sẽ dạy cho bạn, bởi vì kinh nghiệm của tôi rất phong phú: Bố của tôi nghèo, ông của tôi nghèo, cụ của tôi cũng rất nghèo…”

Cuộc sống của phần lớn mọi người đều là làm việc và cứ thế lặp đi lặp lại ngày qua ngày, không dễ gì để ta có được những đột phá và phát triển lớn. Nhân tố cản trở chúng ta không phải là những giới hạn khách quan bên ngoài, mà lại chính là tầm nhìn và quan niệm sâu bên trong chúng ta.

Vậy, làm thế nào để thay đổi những quan niệm về tiền bạc ở bên trong mỗi chúng ta? Cuốn sách “Bí mật tư duy triệu phú” đã chỉ ra 4 việc mà bạn nhất định phải làm:

Một: Bạn phải nghiêm túc quan sát kỹ bản thân, hiểu được những suy nghĩ, thói quen cũng như hành động của mình. Bạn cần phải biết những thói quen và quan niệm về tiền bạc nào đang ảnh hưởng đến bản thân mình.

Hai: Bạn phải hiểu rõ sự tồn tại của nó, tức là chấp nhận nó bằng cả trái tim.

Ba: Bạn phải đưa ra quyết định, bạn muốn tiếp tục giữ những quan niệm này hay từ bỏ nó, thiết kế lại hoàn toàn bản kế hoạch tài chính của chính mình.

Bốn: Bạn phải thiết kế chi tiết lại hoàn toàn kế hoạch tài chính của mình.

Loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực cơ bản nhất trong tiềm thức, từ đó mở ra cánh cửa dẫn đến sự tự do tài chính.

Kế hoạch tài chính của bạn có khiến bạn đạt được sự tự do tài chính hay không?

Làm sao để thiết kế một bản kế hoạch tài chính?

17 tư duy và hành động của triệu phú là gì?

Benjamin Franklin từng nói: Nghèo khó không có gì đáng sợ, điều đáng sợ là bản thân cho rằng đây là sự sắp đặt của số phận, hay việc nghĩ rằng bản thân sẽ chết vì nghèo khó.

Một người có thể kiếm ra được bao nhiêu tiền, không hoàn toàn chỉ phụ thuộc vào mức độ nỗ lực của họ, mà còn phụ thuộc vào nhận thức cũng như lựa chọn của họ.

Bản chất đồng tiền không có tốt xấu và đúng sai, cách mà con người kiếm tiền và tiêu tiền mới có thể quyết định việc tốt xấu đúng sai.

Khi chúng ta nhìn nhận về đồng tiền một cách khách quan, khi trái tim của chúng ta không còn bị tiền bạc trói buộc, khi đó ta mới thực sự có được “tự do tài chính”.

Theo Doanh Nghiệp Và Tiếp Thị

Bạn có thể đọc thêm:

Nếu bạn thấy nội dung này hữu ích. Bạn hãy chia sẻ bài viết này đến bạn bè, người thân để họ cùng phát triển bản thân mình ngày một tốt hơn!

Ngạn ngữ Gruzia đã dạy rẳng:

Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc

Ý thức được giá trị kỳ diệu mà tri thức mang lại, chúng tôi lập ra blog này với mục tiêu chia sẻ 2.000 cuốn sách hay, 2.000 bài học và những tư duy mà tôi biết và trải nghiệm được trong cuộc sống. Tôi tin tưởng mạnh mẽ sách sẽ giúp chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Sách hoàn toàn có thể biến một người bình thường trở nên phi thường.

Lòng biết ơn có thể làm tất cả những ngày thường thành lễ tạ ơn, làm các công việc thường ngày thành niềm vui và thay đổi cơ hội bình thường thành phước lành” (William Arthur Ward)

Hãy biết ơn những gì đang có và bạn sẽ nhận được nhiều hơn…

Nếu bạn nhận được những giá trị tốt đẹp từ chúng tôi, hãy ủng hộ chúng tôi hoàn thành dự án này trong thời gian sớm nhất. Chúng tôi tin rằng dự án này sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ VN.

Một con én không làm nên mùa xuân, hãy chung tay cùng chúng tôi để lan tỏa tri thức đến mọi người.

ỦNG HỘ CHÚNG TÔI BẰNG NHỮNG CÁCH SAU:

1. ỦNG HỘ QUA TÀI KHOẢN PAYPAL

Paypal: phamgiangit@gmail.com

2. CHUYỂN KHOẢN QUA VIETCOMBANK

Số TK: 0721005116323
Ngân Hàng Vietcombank
Tên TK: Phạm Trường Giang

3. CHUYỂN KHOẢN QUA ACB

Số TK: 205849459
Ngân hàng ACB
Tên TK: Phạm Trường Giang

Nguyện cầu cho bạn và gia đình luôn khỏe mạnh, tràn ngập tiếng cười, sự bình an, hạnh phúc và thành đạt trong cuộc sống.

Tags: #cách làm giàu #cách thoát nghèo #Nghèo mãi #Tại sao mình nghèo #Tại sao người nghèo lại càng nghèo #tu duy giau co #Tư duy làm giàu thành công #tu duy thinh vuong #Vì sao bạn nghèo #vì sao nghèo #Vì sao người nghèo khó giàu có

One thought on “Vì sao bạn nghèo?

Post Comment