Bài học

Quản trị cảm xúc bản thân

Quản trị cảm xúc bản thân

Quản trị cảm xúc bản thân. Là con người ai cũng phải có những cảm xúc, chẳng hạn như vui, buồn, giận dữ, hạnh phúc, sợ hãi,… Thế nhưng có thể bạn chưa biết một điều rằng cảm xúc sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến cơ thể của chúng ta, đặc biệt dưới góc nhìn của nghiên cứu khoa học.

1. Cảm xúc và năng lượng của bạn

Cơ thể con người là vô cùng phức tạp và không dễ dàng để cho chúng ta có thể hiểu được nó.

Một nhóm nhà khoa học người Phần Lan đứng đầu là nhà tâm lý học Lauri Nummenmaa đã làm thí nghiệm trên một nhóm tập hợp hơn 700 người và quan sát biểu cảm khuôn mặt, cảm xúc của họ thông qua các trải nghiệm.

Những người trong thí nghiệm đã được các nhà khoa học sử dụng các màu sắc khác nhau để miêu tả sự thay đổi các phần cơ thể đối với các trạng thái cảm xúc.

Màu nóng chính là màu đỏ, vàng và màu da cam tượng trưng cho xu hướng gia tăng các hoạt động của bộ phận trên cơ thể trong khi những màu tối và màu xanh da trời đại diện cho sự đối lập lại. Màu đen thể hiện sự trung lập.

(Sơ đồ trong hình sẽ phần nào cho bạn thấy sức mạnh của cảm xúc tích cực và cái giá của những cảm xúc tiêu cực chi phối chúng ta như thế nào.)

2. Hạnh phúc và yêu thương là hai loại cảm xúc tích cực quan trọng

Hai cảm xúc tích cực nhất đáng lưu ý đối với bạn đó chính là yêu thương (love) và hạnh phúc (happiness). Qua bức hình trên, chắc hẳn bạn cũng đã nhận ra được sức mạnh của hai loại cảm xúc tích cực này. Đây là hai cảm xúc mang đến sức mạnh tỏa ra khắp cơ thể. Cho nên, nếu một người đang hạnh phúc hoặc một người có đầy đủ tình yêu thương thì họ tỏa ra thứ năng lượng rất ấm áp và tích cực.

Chính vì vậy, để có thể sống tích cực thì hãy lựa chọn để có được nhiều nhất hai loại cảm xúc là hạnh phúc và yêu thương. Điều này có được khi bạn làm chủ được bản thân và làm chủ được cảm xúc của mình, cũng như có thể làm chủ được các mối quan hệ của bạn.

Một nghiên cứu mang tính cách mạng trong ngành tâm lý học đó chính là thí nghiệm kéo dài 3/4 thế kỷ (75 năm) của đại học Harvard về hạnh phúc chỉ ra đâu là yếu tố quan trọng nhất để một người có thể có được một cuộc sống viên mãn suốt đời. Thông điệp sâu sắc được chỉ ra đó là: “Các mối quan hệ tốt đẹp làm cho chúng ta cảm thấy hạnh phúc và khỏe mạnh hơn”.

Thêm vào đó, một nghiên cứu kinh điển khác về tần số rung động của con người được nhà thần kinh học David Hawkins cũng chỉ ra rằng những người không được thương yêu hay có tư tưởng tiêu cực, oán giận, chỉ trích, hận thù người khác hoặc sống ích kỷ đều có tần số rung động thấp.

Trong quá trình trách móc, hận thù người khác sẽ làm tiêu hao rất nhiều năng lượng của họ và nó cũng tạo ra nhiều áp lực trên cơ thể vì thế tần số rung động sẽ giảm và những người này có nguy cơ bị mắc rất nhiều loại bệnh. Tần số rung động chính là từ trường mà mọi người thường hay nói.

Quản trị cảm xúc bản thân
Một người đang hạnh phúc hoặc một người có đầy đủ tình yêu thương thì họ tỏa ra thứ năng lượng rất ấm áp và tích cực – Quản trị cảm xúc bản thân

3. Đừng để trầm cảm tấn công bạn

Loại cảm xúc tiêu cực đáng sợ nhất đó chính là trầm cảm (depression), nó khiến cho toàn bộ cơ thể bị tê liệt và làm cho con người ta mất hoàn toàn năng lượng.

Bác sĩ David Burns, giảng viên, bác sĩ Nghiên cứu lâm sàng bộ môn Tâm thần học và Khoa học hành vi, Khoa Y Dược – Đại học Stanford và là tác giả cuốn sách nổi tiếng “Đừng để trầm cảm tấn công bạn” có kết luận đáng chú ý rằng trầm cảm là một trong những dạng đày đọa tinh thần nặng nề nhất, bởi nó là hỗn hợp đậm đặc pha trộn giữa cảm giác tội lỗi, vô dụng, vô vọng và chán chường.

Bị trầm cảm có khi còn tệ hơn là bị ung thư giai đoạn cuối, bởi đa số bệnh nhân ung thư cảm thấy được thương yêu, có hy vọng và lòng tự trọng. Nhiều bệnh nhân bị trầm cảm đã chia sẻ rằng, thật ra là họ muốn chết và mỗi ngày họ đều cầu cho mình bị ung thư để được chết đàng hoàng, chứ không phải tự tử.

Chính vì lẽ đó, mỗi ngày trôi qua, cách tốt nhất là bạn cần học cách thư giãn tinh thần và đừng để cho những ưu sầu tích tụ, một ngày nào đó khiến bản thân bạn trở nên trầm cảm. Bởi trầm cảm là một loại cảm xúc ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đến cơ thể của bạn.

4. Gia tăng cảm xúc tích cực – hạn chế cảm xúc tiêu cực

Có một số loại cảm xúc hơi bị mơ hồ một chút, nhưng nếu quan sát kết quả thì bạn cũng sẽ phần nào thấy được sự ảnh hưởng của chúng. Chẳng hạn như giận dữ làm cho bạn siết chặt / nghiến chặt nắm tay. Xấu hổ khiến cho má bạn ửng đỏ. Sợ hãi làm ngực bạn căng thẳng. Trong khi ghê tởm khiến bạn nôn nao ở cuống họng.

Trong thí nghiệm trên, các nhà nghiên cứu cũng thừa nhận về tính chất chưa thực sự rõ ràng của một số loại cảm xúc ảnh hưởng đến cơ thể. Thế nhưng, với một số cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực hiển nhiên thì chúng ta cũng có thể thấy được khá rõ sự chi phối của nó.

Do vậy, có một số cảm xúc tích cực bạn có thể gia tăng trong cuộc sống của bạn đó là tự hào. Một số loại cảm xúc tiêu cực đặc biệt cần tránh đó là đau khổ, sợ hãi, ghê tởm, khinh thường, lo lắng, xấu hổ.

Chắc chắn rằng những nghiên cứu về sự ảnh hưởng bởi cảm xúc con người đến cơ thể sẽ còn rất nhiều. Qua đó, chúng ta cũng thấy được một điều rằng việc phản ứng tích cực trong cuộc sống và làm chủ các cảm xúc quan trọng đến như thế nào.

Thế nhưng, vấn đề lại nằm ở chỗ các nhà khoa học cũng chỉ ra một điều rằng chúng ta có khuynh hướng đón nhận cảm xúc tiêu cực cao gấp 10 lần so với những cảm xúc tích cực.

Một ví dụ dễ hình dung nhất trong trường hợp này đó là việc bạn thấy một chấm đen trên tờ giấy trắng. Lẽ dĩ nhiên, xu hướng tự nhiên con người ta có khuynh hướng nhìn thấy chấm đen đó nhanh hơn là nhìn vào những khoảng trắng còn lại. Chấm đen đó chính là đại diện cho những thông tin tiêu cực, những cảm xúc tiêu cực hàng ngày mà con người ta dễ gặp phải trong quá trình tiếp nhận thông tin. Cho nên, không dễ để bạn có thể hạn chế việc chi phối bởi những cảm xúc tiêu cực.

Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn có thêm một góc nhìn để hiểu hơn về giá trị của hai cảm xúc tích cực là hạnh phúc và yêu thương, cũng như hiểu được sự đáng sợ của trầm cảm, tuyệt vọng và một loạt cảm xúc tiêu cực khác. Để từ đó, bạn có thể lựa chọn cho mình cảm xúc tích cực và hữu ích cho bản thân.

5. Tổng kết quản trị cảm xúc bản thân

Chúng ta hiểu rằng các cảm xúc tiêu cực tác động không tốt đến sức khỏe và cơ thể. Chúng ta cần hạn chế các cảm xúc tiêu cực này.

Các cảm xúc tích cực như yêu thương, hạnh phúc, biết ơn, vui vẻ, … có tác động to lớn đến cuộc sống của chúng ta. Vì thế, chúng ta nên tập trung gia tăng các cảm xúc tích cực.

Những cách gia tăng cảm xúc tích cực để quản trị cảm xúc bản thân:

  • Gần gũi người vui vẻ, yêu đời
  • Dành 30 phút tập thể dục mỗi ngày
  • Thiền định
  • Viết ra ba điều biết ơn mỗi ngày. VD: Tôi biết ơn vì có không khí để hít thở; Tôi vô cùng biết ơn vì gia đình tôi khỏe mạnh; Tôi rất biết ơn vì hôm nay tôi có đầy đủ thức ăn …
  • Sống cho hiện tại
  • Vượt qua sợ hãi
  • Làm tình nguyện
  • Làm điều mới
  • Kết giao với người tích cực và hạnh phúc khác

Để quản trị cảm xúc bản thân không phải là việc dễ thực hiện. Chúng ta không thể xóa bỏ những thói quen xấu đã hình thành trước đó. Chúng ta có thể thay thế chúng dần bằng các thói quen mới tích cực hơn. Để làm được điều này, chúng ta cần nghiêm khắc tự kỷ luật bản thânkiên nhẫn thực hiện chúng mỗi ngày.

Chúng ta cần rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân để thành công. Vì cảm xúc là kẻ thù của thành công. Nếu ngay cả bản thân mà chúng ta không kiểm soát được thì lấy gì để xây dựng sự nghiệp.

Tài liệu tham khảo: How emotions affect different parts of your body

Bạn có thể đọc thêm:

Nếu bạn thấy nội dung này hữu ích. Bạn hãy chia sẻ bài viết này đến bạn bè, người thân để họ cùng phát triển bản thân mình ngày một tốt hơn!

Ngạn ngữ Gruzia đã dạy rẳng:

Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc

Ý thức được giá trị kỳ diệu mà tri thức mang lại, chúng tôi lập ra blog này với mục tiêu chia sẻ 2.000 cuốn sách hay, 2.000 bài học và những tư duy mà tôi biết và trải nghiệm được trong cuộc sống. Tôi tin tưởng mạnh mẽ sách sẽ giúp chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Sách hoàn toàn có thể biến một người bình thường trở nên phi thường.

Lòng biết ơn có thể làm tất cả những ngày thường thành lễ tạ ơn, làm các công việc thường ngày thành niềm vui và thay đổi cơ hội bình thường thành phước lành” (William Arthur Ward)

Hãy biết ơn những gì đang có và bạn sẽ nhận được nhiều hơn…

Nếu bạn nhận được những giá trị tốt đẹp từ chúng tôi, hãy ủng hộ chúng tôi hoàn thành dự án này trong thời gian sớm nhất. Chúng tôi tin rằng dự án này sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ VN.

Một con én không làm nên mùa xuân, hãy chung tay cùng chúng tôi để lan tỏa tri thức đến mọi người.

ỦNG HỘ CHÚNG TÔI BẰNG NHỮNG CÁCH SAU:

1. ỦNG HỘ QUA TÀI KHOẢN PAYPAL

Paypal: phamgiangit@gmail.com

2. CHUYỂN KHOẢN QUA VIETCOMBANK

Số TK: 0721005116323
Ngân Hàng Vietcombank
Tên TK: Phạm Trường Giang

3. CHUYỂN KHOẢN QUA ACB

Số TK: 205849459
Ngân hàng ACB
Tên TK: Phạm Trường Giang

Nguyện cầu cho bạn và gia đình luôn khỏe mạnh, tràn ngập tiếng cười, sự bình an, hạnh phúc và thành đạt trong cuộc sống.

Tags: #các bước quản trị cảm xúc #cách quản lý cảm xúc hiệu quả #học quản trị cảm xúc #kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân #kỹ năng quản trị cảm xúc #nghệ thuật quản trị cảm xúc #phương pháp quản trị cảm xúc #quản lý cảm xúc #quản lý cảm xúc bản thân là gì #quản lý cảm xúc cá nhân #quản lý cảm xúc căng thẳng #quản lý cảm xúc của bản thân #quản lý cảm xúc để hạnh phúc và thành công #quản lý cảm xúc hiệu quả #quản lý cảm xúc là gì #quản lý cảm xúc tiêu cực #quản lý cảm xúc trong công việc #quản lý cảm xúc trong giao tiếp #quản trị cảm xúc #Quản trị cảm xúc bản thân #Quản trị cảm xúc bản thân để thành công #quản trị cảm xúc cá nhân #quản trị cảm xúc để thành công #quản trị cảm xúc là #quản trị cảm xúc là gì #quản trị cảm xúc là khả năng #quản trị cảm xúc trong công việc #tại sao phải quản trị cảm xúc #vai trò của quản trị cảm xúc

3 thoughts on “Quản trị cảm xúc bản thân

Post Comment